Đối tác chiến lược toàn diện một dạng quan hệ có tầm quan trọng rất lớn, có tính chiến lược và dài hạn giữa hai hay nhiều quốc gia, trong đó họ xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ và thúc đẩy hợp tác sâu rộng, toàn diện trên mọi lĩnh vực mà các bên cùng có lợi (quan hệ win-win), đồng thời, trong quá trình hợp tác, các bên có sẽ dần xây dựng nên sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược
Xét về mặt kinh tế, lợi ích lớn nhất của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện là, hàng hoá của Việt Nam có cơ hội xuất khẩu đi những thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ hay Ấn Độ, doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội tham gia sâu hơn vào những chuỗi cung ứng hàng hoá toàn cầu của các doanh nghiệp thuộc những quốc gia hợp tác với Việt Nam. Từ đó, mở rộng và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ vào chuỗi giá trị toàn cầu.
1. TRUNG QUỐC
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam vào tháng 6/2008. Quan hệ hai nước được xây dựng trên phương châm “16 chữ vàng” và “4 tốt”, nhằm thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Về kinh tế, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc năm 2023 đạt 171,9 tỷ USD, giảm 2,6% so với năm 2022; trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 61,2 tỷ USD, tăng 5,6%; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 110,6 tỷ USD, giảm 6,6%; nhập siêu ở mức 49,4 tỷ USD, giảm 18,4%.
Trong 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 77,5 tỷ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số đó, xuất khẩu của Việt Nam đến Trung Quốc đạt 22,6 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2023; nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đạt 19,3 tỷ USD, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm 2023. Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc có giá trị 32,3 tỷ USD, tăng 56,3% so với cùng kỳ năm 2023.
2. NGA

Việt Nam và Nga đã nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012. Nga là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam về năng lượng và quốc phòng.
Về thương mại,Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và LB Nga đạt 2,74 tỷ USD, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu đạt 1,36 tỷ USD, tăng 46,4%; nhập khẩu đạt 1,38 tỷ USD, tăng 44,6%. Thâm hụt thương mại với LB Nga đạt khoảng 13 triệu USD.
3. NHẬT BẢN
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản được thiết lập vào năm 2014. Nhật Bản là nhà đầu tư và nhà viện trợ ODA hàng đầu của Việt Nam, cung cấp tổng cộng hơn 2,700 tỷ Yên, trong đó có gần 100 tỷ Yên viện trợ không hoàn lại và 180 tỷ Yên hỗ trợ kỹ thuật.
Thống kê cho thấy kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước tăng đều qua các năm. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt 40 tỷ USD; năm 2021 đạt 42,7 tỷ USD; năm 2022 đạt 47,6 tỷ USD; 10 tháng năm 2023 đạt gần 37 tỷ USD.
4. ẤN ĐỘ
Ấn Độ và Việt Nam đã nâng cấp quan hệ thành Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2016. Trước đó, hai quốc gia đã có mối quan hệ thương mại từ năm 1978. Ấn Độ hiện là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam trong khu vực ASEAN và đứng thứ 23 trên thế giới.
Theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt gần 8,67 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 5,37 tỷ USD, ghi nhận mức tăng trưởng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.
5. HÀN QUỐC
Việt Nam và Hàn Quốc đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 12/2022. Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 81.3 tỷ USD tính đến năm 2022.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sáu tháng đầu năm 2024 ghi nhận lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) điều chỉnh tăng thêm vượt trội so với các tháng đầu năm với gần 1,9 tỷ USD, chiếm 47,3% tổng vốn đầu tư điều chỉnh trong 6 tháng. Trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 24,8%) và góp vốn, mua cổ phần (chiếm 26,4%).
6. HOA KỲ

Hoa Kỳ trở thành đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam vào tháng 9/2023. Hiện tại, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, và Việt Nam là đối tác lớn nhất của Hoa Kỳ trong khu vực ASEAN.
Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hoa Kỳ đạt 66,1 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này đạt 8,6 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ. Hoa Kỳ hiện là thị trường lớn nhất của hàng hoá Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam là nước dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) về xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ và thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 6 của Hoa Kỳ.
7. ÚC
Úc và Việt Nam sẽ nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2024. Kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước năm 2022 đạt 25.7 tỷ AUD, tăng 75% so với năm 2020, đưa Việt Nam trở thành một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Úc.
Hai nước cũng đang hợp tác trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, quốc phòng và nông nghiệp, với triển vọng mở rộng hợp tác hơn nữa trong tương lai.
8. PHÁP
Pháp chính thức trở thành Đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam vào ngày 7/10/2024. Pháp là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ năm của Việt Nam. Năm 2022, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 5.3 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021.
Năm 2023, kim ngạch đạt 7.6 tỷ Euro, và hai bên đang nỗ lực tận dụng các cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) để mở rộng hợp tác kinh tế.
  Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và các nước không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác trên phạm vi khu vực và quốc tế.