Thành lập Doanh Nghiệp tại Mỹ

- Thành lập Doanh Nghiệp tại Mỹ

  • Ngày đăng: 24 - 02 - 2021

Thành lập công ty tại Mỹ

Thành lập công ty tại Mỹ - Tại sao Không?

 

Doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường Mỹ. Vậy tại sao không thành lập hẳn công ty trên đất Mỹ.

Việc đầu tiên nhà đầu tư cần quan tâm và tìm hiểu đó là việc cân nhắc thành lập tại tiểu bang nào vì mỗi tiểu bang sẽ có những luật lệ và yêu cầu khác nhau.

  1. Các loại hình doanh nghiệp của Mỹ hiệ nay.
  • Doanh nghiệp tư nhân (Sole Proprietorship)
  • Công ty hợp danh (Partnership);
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Company – LLC) gồm có:
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  • Tập đoàn (Corporation – Corp) hay còn gọi là công ty cổ phần, gồm 02 loại sau:
  • C-corporation là hình thức tập đoàn phải kê khai và đóng thuế theo double taxation và có số lượng cổ đông không giới hạn.
  • S-corporation là hình thức kê khai và đóng thuế theo pass-through taxation hoặc double taxation và số lượng cổ đông phải từ dưới 100 cổ đông.

Tùy vào số lượng thành viên tham gia góp vốn và khả năng chịu trách nhiệm tài sản của mình đối với hoạt động của doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn hình thức khác nhau. Nếu chỉ có một thành viên, thì nhà đầu tư có thể chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Nếu có từ hai thành viên trên lên, thì nhà đầu tư có thể chọn công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh hoặc tập đoàn.

  1. Những điều cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp tại Mỹ

2.1. Yều cầu về chủ thể thành lập doanh nghiệp

 Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, trong thành phần thành viên của LLC phải có ít nhất 01 (một) thành viên là công dân Mỹ hoặc là người thường trú hoặc là các diện được phép cư trú và làm việc hợp pháp khác tại Mỹ và công dân đó phải cư trú tại tiểu bang nơi công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ đặt trụ sở chính.

2.2. Tên doanh nghiệp

Cũng tương tự pháp luật Việt Nam, việc chọn và đặt tên cho doanh nghiệp cũng  không được trùng với các doanh nghiệp khác để không bị vi phạm tên thương nghiệp (Trade name or business name) và tên thương hiệu (Trademark). Việc này được tiến hành thông qua thủ tục name search và đăng ký (Business name registration).

  1. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Mỹ:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Giấy tờ thành lập công ty tại Việt Nam (nếu có).
  • Giầy tờ cá nhân hợp pháp.
  • Điều lệ thành lập, danh sách cổ đông, sáng lập viên, giấy phép kinh doanh.
  • Các giấy tờ chức minh hoạt động kinh doanh tốt, không trái pháp luật, có hiệu quả do các ban ngành có uy tín cấp.
  • Điền thông tin vào mẫu đơn xin thành lập doanh nghiệp để xác nhận các thông tin về tên công ty; tên và địa chỉ của đại lý đại diện đăng ký (nếu có); tổng số và mệnh giá cổ phiếu công ty được phép phát hành và tên cũng như địa chỉ thư tín của công ty.

(Mỗi bang có yêu cầu khác nhau về các giấy tờ này và việc công chứng giấy tờ)

Bước 2: Nộp hồ sơ

Chủ sở hữu doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền.

Nộp lệ phí đăng ký theo quy định pháp luật.

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký doanh nghiệp tại Mỹ:

Tùy thuộc vào mỗi tiểu bang mà cơ quan có thẩm quyền đăng ký doanh nghiệp là khác nhau, có thể là Sở thương mại hoặc Sở Ngoại giao hoặc Văn phòng Phát triển Doanh nghiệp và Kinh tế và Ban Doanh nghiệp thuộc Bộ Bảo vệ người tiêu dùng…

Cách thức nộp hồ sơ:

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền
  • Nộp qua cổng thông tin điện tử

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi kiểm tra hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký doanh nghiệp sẽ cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. Thời gian cấp phép là khoảng 30 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hoàn chỉnh.

  1. Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp tại Mỹ
  • Xin giấy phép kinh doanh đối với những ngành nghề có điều kiện cần giấy phép kinh doanh do cơ quan quản lý chuyên ngành cấp.
  • Mở tài khoản tại ngân hàng
  • Nộp các khoản thuế theo quy định pháp luật Mỹ.
  1. Dịch vụ đăng ký doanh nghiệp tại Mỹ của chúng tôi

Chúng tôi lắng nghe những yêu cầu, băn khoăn của các khách hàng. Sau đó nhân viên sẽ tiến hành giải đáp thắc mắc, tư vấn cho khách hàng.

Việc đăng ký doanh nghiệp ở một quốc gia khác là một việc không hề đơn giản và tiềm tàng những rủi ro phức tạp, bạn có nhu cầu thành lập công ty tại Mỹ mà chưa hiểu thủ tục và chưa có kinh nghiệm sẽ rất khó hoàn chỉnh hồ sơ và tốn nhiều thời gian, chi phí. nếu bạn băn khoăn vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ. Chúng tôi hy vọng có thể đồng hành cùng bạn để thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp của bạn ở Mỹ một cách hợp pháp. Chúc các bạn luôn thành công!