Thực tế, mỗi quốc gia có những quy định riêng về các tiêu chí để xác định nền kinh tế thị trường. Dưới đây là những tiêu chí:
Theo Mỹ: Mỹ xác định một nền kinh tế thị trường dựa trên 6 tiêu chí sau:
i) Mức độ chuyển đổi của đồng tiền.
ii) Đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng lao động.
iii) Mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế.
iv) Tỷ lệ sở hữu nhà nước và tư nhân.
v) Mức độ kiểm soát của chính phủ đối với một số nguồn lực và giá cả.
vi) Các yếu tố khác có liên quan.
Theo EU: EU có 5 tiêu chí bao gồm:
i) Mức độ ảnh hưởng của chính phủ trong phân bổ các nguồn lực và quyết định của doanh nghiệp (Việt Nam đã đáp ứng được tiêu chí này, theo đánh giá của EU vào năm 2015).
ii) Không có sự can thiệp của nhà nước làm biến dạng hoạt động kinh doanh hàng ngày.
iii) Quản trị doanh nghiệp, kế toán và kiểm toán.
iv) Sự tồn tại và thực thi các chế độ pháp lý, bao gồm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, phá sản và cạnh tranh, cũng như hệ thống tư pháp.
v) Các yếu tố liên quan đến lĩnh vực tài chính.
Hiện nay, nhiều quốc gia lớn như Nhật Bản, Úc, Anh và Canada nằm trong số 72 quốc gia và vùng lãnh thổ đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, còn 12 quốc gia, tiêu chí của Mỹ thì Trung Quốc, Nga và một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ, vẫn chưa công nhận.
Việc Mỹ công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam sẽ giúp hiện thực hóa các cam kết từ lãnh đạo cấp cao của hai nước, tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Mỹ, đồng thời thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp và người dân hai nước. Đồng thời cũng giúp Việt Nam tăng cường thương mại và đầu tư với Mỹ. Đổi lại, các công ty Mỹ sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường và gia tăng xuất khẩu, đặc biệt trong các lĩnh vực như nông nghiệp, máy móc, máy bay và dược phẩm, đồng thời thúc đẩy chuỗi cung ứng phù hợp với lợi ích của Mỹ .
- Bình luận